SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỒN THỰC PHẨM VÀ CỒN NHIÊN LIỆU

Cồn thực phẩm                                                                  Cồn thực phẩm

 1. Mục đích sử dụng:

1.1. Cồn thực phẩm:

  • Người ta sản xuất cồn thực phẩm là để pha chế thành rượu và các loại đồ uống có cồn.Các loại đồ uống này được dùng trực tiếp cho con người nên trong thành phẩm của cồn thực phẩm chỉ bao gồm chủ yếu là ethanol.
  • Các loại cồn đầu, dầu fusel, andehyt, axit, este… có hại cho sức khoẻ phải càng ít càng tốt và không được vượt quá ngưỡng quy định. Ngoài ra, do phải pha loãng khi pha chế, nên không bắt buộc phải sản xuất ra cồn có nồng độ cao.

1.2. Cồn nhiên liệu:

  • Cồn nhiên liệu được sản xuất để dùng làm chất đốt. Khi sản xuất cồn nhiên liệu người ta không cần phải tách bỏ cồn tạp.
  • Trái với cồn thực phẩm, cồn nhiên liệu bắt buộc phải tách nước triệt để, vì nếu hàm lượng nước có trong cồn càng cao thì làm giảm hiệu quả của quá trình cháy và ảnh hưởng đến động cơ thiết bị, đồng thời khi pha cồn vào xăng sẽ dẫn đến sự phân tách pha.
  •  Cũng chính vì vậy mà khi sản xuất còn nhiên liệu, người ta phải chọn giải pháp công nghệ thích hợp để loại bỏ nước trong cồn, tạo ra cồn có nồng độ rất cao.

2. Sự khác nhau trong công nghệ sản xuất cồn thực phẩm và cồn nhiên liệu:

Sự khác nhau trong công nghệ sản xuất cồn thực phẩm và cồnl nhiên liệu chủ yếu xảy ra ở công đoạn cuối: chưng cất, tách nước

2.1.Cồn thực phẩm:

  • Công đoạn : cồn thực phẩm Chưng cất phức tạp hơn do cần tách triệt để các chất có hại cho sức khỏe con người: cồn đầu, dầu fusel, adehyte…
  • Tách nước :Không cần phải tách nước, không cần nâng nồng độ ethanol

2.2.Cồn nhiên liệu:

  • Công đoạn :Không cần loại bỏ cồn tạp Tách nước :
  • Phải tách nước, nâng nồng độ cồn lên 99.8%
  • Ngoài ra, để tránh sử dụng cồn nhiên liệu cho các mục đích khác, cồn nhiên liệu sau khi tách nước được biến tính bằng cách thêm vào 1,96 – 5%v/v chất biến tính. Khi đó cồn dùng làm nhiên liệu được gọi là cồn biến tính.
  • Chất biến tính có thể dùng là xăng không chì, naphta…

ETHANOL

Ethanol , còn gọi là ethyl alcohol, alcohol tinh khiết, là một hợp chất hữu cơ nằm trong dãy đồng đẳng của rược methylic, là chất lỏng dễ bay hơi, dễ chấy, không màu. Ethanol là một trong các rượu thông thường trong thành phần đồ uống có chứa cồn.

Công thức hóa học của nó là C2H5OH, hay CH3-CH2-OH, viết tóm tắt là C2H6O.
1. Đặc điểm của Ethanol

  • Tùy theo quá trình lên men của nguyên liệu (từ mía hay khoai mì), mà ta có :
    - Ethanol tuyệt đối (Cồn tuyệt đối) : loại bỏ hoàn toàn nước trong ethanol với hàm lượng 99.60
    - Cồn thực phẩm
  • Cồn công nghiệp : là cồn khi sản xuất từ khoai mì chưa loại bỏ hoàn toàn tạp chất nên sử dụng cho công nghiệp
    -Cồn công nghiệp 95 (95 %Ethanol + 5% methanol)
    -Cồn công nghiệp 95 (95% ethanol +5% IPA)
  • Công sinh học : sử dụng làm nhiên liệu
  • Cồn công nghiệp(rượu ethanol và 1 chất độc hại) không được sử dụng trong nước giải khát sẽ gây ngộ độc.

2.Tính chất của Ethanol

  • Ethanol là một chất lỏng không màu, dễ bay hơi, có mùi đặc trưng. Khi cháy với ngọc lửa màu xanh không khói tạo thành carbon dioxide và nước.
  • Các tính chất của ethanol chủ yếu do sự hoạt động của nhóm hydroxyl (OH). và do mạch Carbon ngắn. Vì có nhóm OH nên có thể tham gia vào các liên kết với phân tử hydro. Làm cho nó có độ nhớt và ít bay hơi so với các hợp chất hữu cơ cùng trọng lượng phân tử.
  • Ethanol là một dung môi linh động. Có thể hòa tan trong nước với các hợp chất hữu cơ khác : acid acetic, acetone, benzene, cacbon tetraclorua, chloroform, diethyl ether, ethylene glycol, glycerin, nitromethane, pyridine, và toluene. Có thể tạo hỗn hợp với hydrocacbon béo chẳng hạn như pentan và hexane, và với clorua béo như trichloroethane và tetraloethylene.

Hóa chất dung môi

  • Với liên kết hydro làm cho ethanol tinh khiết có khả năng hút ẩm trong không khí . Nhóm phân cực của hydroxyl làm ethanol có thể hòa tan các hợp chất ion đặc biệt như natri và kali hydroxit, magnesium chloride, clorua calci….Vì các phân tử ethanol có cầu trúc không phân cực nên sẽ hòa tan các chất không phân cực. Bao gồm các loại tinh dầu, nhiều hương liệu, màu sắc và thành phần trong dược.
  • Ethanol là một loại rượu đơn chức. Nó có độ nóng chảy ở -117,30C và sôi ở 78.50C. Nó có thể hòa tan với nước với mọi tỷ lệ. Ethanol và nước tạo ra hỗn hợp đẳng phí. Tạo một hỗn hợp đun sôi không đổi. Nên việc tách nước trong hỗn hợp ethanol rất khó khăn.
  • Việc tách nước trong ethanol để tạo thành cồn tinh khiết. Ethanol tuyệt đối là không thể có được bằng cách chưng cất đơn giản.

3.Điều chế của Ethanol

  • Ethanol được sản xuất bằng cả công nghiệp hóa dầu, thông qua công nghệ hydrat hóa ethylene, và theo phương pháp sinh học, bằng cách lên men đường hay ngũ cốc với men rượu.

a.Hydrat hóa ethylene

  • Ethanol được sử dụng như là nguyên liệu công nghiệp và thông thường nó được sản xuất từ các nguyên liệu dầu mỏ. Chủ yếu là thông qua phương pháp hydrat hóa ethylene bằng xúc tác acid. Được trình bày theo phản ứng hóa học sau. Cho ethylene hợp nước ở 300 độ C. Áp suất 70-80 atm với chất xúc tác là acid wolframic hoặc acid phosphoric:
                                            H2C=CH2 + H2O → CH3CH2OH
  • Chất xúc tác thông thường là acid phosphoric. Được hút bám trong các chất có độ xốp cao chẳng hạn như điatomit (đất chứa tảo cát) hay than củi. Chất xúc tác này đã lần đầu tiên được công ty dầu mỏ Shell sử dụng để sản xuất ethanol ở mức độ công nghiệp năm 1947. Các chất xúc tác rắn. Chủ yếu là các loại oxit kim loại khác nhau.
  • Trong công nghệ cũ, lần đầu tiên được tiến hành ở mức độ công nghiệp vào năm 1930 bởi Union Carbide. Nhưng ngày nay gần như đã bị loại bỏ thì ethylen đầu tiên được hyđrat hóa gián tiếp bằng phản ứng của nó với acid sulfuric đậm đặc để tạo ra ethyl sulfat. Sau đó chất này được thủy phân để tạo thành etanol và tái tạo axít sulfuric:
                                  H2C=CH2 + H2SO4 → CH3CH2OSO3H
                               CH3CH2OSO3H + H2O → CH3CH2OH + H2SO4
  • Ethanol để sử dụng công nghiệp thông thường là không phù hợp với mục đích làm đồ uống cho con người ("biến tính"). Do nó có chứa một lượng nhỏ các chất có thể là độc hại. (chẳng hạn mêtanol) hay khó chịu (chẳng hạn denatonium- C21H29N2O•C7H5O2-là một chất rất đắng, gây tê). Ethanol biến tính có số UN là UN 1987. Và ethanol biến tính độc hại có số là UN 1986.

b. Lên men

  • Ethanol để sử dụng trong đồ uống chứa cồn cũng như phần lớn Ethanol sử dụng làm nhiên liệu. Được sản xuất bằng cách lên men: khi một số loài men rượu nhất định. (quan trọng nhất là Saccharomyces cerevisiae) chuyển hóa đường trong điều kiện không có ôxy (gọi là yếm khí). Chúng sản xuất ra etanol và cacbon điôxít CO2. Phản ứng hóa học tổng quát có thể viết như sau:
                                                    C6H12O6 → 2 CH3CH2OH + 2 CO2
  • Quá trình nuôi cấy men rượu theo các điều kiện để sản xuất rượu được gọi là ủ rượu. Men rượu có thể phát triển trong sự hiện diện của khoảng 20% rượu. Nhưng nồng độ của rượu trong các sản phẩm cuối cùng có thể tăng lên nhờ chưng cất.
  • Để sản xuất Ethanol từ các nguyên liệu chứa tinh bột như hạt ngũ cốc thì tinh bột đầu tiên phải được chuyển hóa thành đường. Trong việc ủ men bia, theo truyền thống nó được tạo ra bằng cách cho hạt nảy mầm hay ủ mạch nha. Trong quá trình nảy mầm, hạt tạo ra các enzym có chức năng phá vỡ tinh bột để tạo ra đường. Để sản xuất ethanol làm nhiên liệu. Quá trình thủy phân này của tinh bột thành glucoza được thực hiện nhanh chóng hơn bằng cách xử lý hạt với acid sulfuric loãng. Enzym nấm amylas, hay là tổ hợp của cả hai phương pháp.
  • Về tiềm năng, glucoza để lên men thành Ethanol có thể thu được từ xenluloza. Việc thực hiện công nghệ này có thể giúp chuyển hóa một loại các phế thải và phụ phẩm nông nghiệp chứa nhiều xenluloza. Chẳng hạn lõi ngô, rơm rạ hay mùn cưa thành các nguồn năng lượng tái sinh. Cho đến gần đây thì giá thành của các enzym cellulas có thể thủy phân cenluloza là rất cao. 
  • Phản ứng thủy phân cellulose gồm các bước:

    Bước 1, thủy phân xenluloza thành mantoza dưới tác dụng của men amylaza.
                                                  (C6H10O5)n -> C12H22O11
    Bước 2, thủy phân tiếp mantoza thành glucoza hoặc fructoza dưới tác dụng của men mantaza.
                                                      C12H22O11 -> C6H12O6
    Bước 3, phản ứng lên men rượu có xúc tác là men zima.
                                               C6H12O6 -> 2 C2H5OH + 2 CO2
  • Với giá dầu mỏ tương tự như các mức giá của những năm thập niên 1990 thì công nghệ hyđrat hóa etylen là kinh tế một cách đáng kể hơn so với công nghệ lên men để sản xuất ethanol tinh khiết. Sự tăng cao của giá dầu mỏ trong thời gian gần đây. Cùng với sự không ổn định trong giá cả nông phẩm theo từng năm đã làm cho việc dự báo giá thành sản xuất tương đối của công nghệ lên men và công nghệ hóa dầu là rất khó.
c.Làm tinh khiết
  • Đối với hỗn hợp Ethanol và nước, điểm sôi hỗn hợp (azeotrope) cực đại ở nồng độ 96%. etanol và 4% nước. Vì lý do này, chưng cất phân đoạn hỗn hợp ethanol-nước (chứa ít hơn 96% ethanol). không thể tạo ra ethanol tinh khiết hơn 96%. Vì vậy, 95% ethanol trong nước là dung môi phổ biến nhất.

4.Ứng dụng của Ethanol:

a.Nhiên liệu hoặc phụ gia xăng dầu :

  •  Ethanol có thể sử dụng như nhiên liệu (thông thường trộn lẫn với xăng). Và dùng trong các quy trình công nghiệp khác.
  • Hỗn hợp xăng (90%) và ethanol (10% thường thu được bằng cách lên men nông sản) hoặc xăng dầu (97%) và methanol hoặc rượu.
  • Ethanol được sử dụng trong các sản phẩn chống đông lạnh vì điểm đóng băng thấp của nó.

b.Đồ uống có cồn :

  • Ethanol là thành phần chính của đồ uống có cồn. Khi uống, ethanol chuyển hóa như 1 năng lượng cung cấp chất dinh dưỡng

c. Nguyên liệu :

  • Ethanol là thành phần quan trọng trong công nghiệp và sử dụng rộng rãi như một hợp chất hữu cơ khác. Bao gồm ethyl halogenua, ethyl ester, diethyl ether, acid acetic, ethyl amin ,…

d. Thuốc sát trùng :

  • Ethanol được sử dụng trong y tể và chống vi khuẩn.
  • Dung dịch chứa 70% ethanol chủ yếu được sử dụng như chất tẩy uế. Nó là hiệu quả trong việc chống lại phần lớn các loại vi khuẩn và nấm cũng như nhiều loại virus…Nhưng không hiểu quả trong việc chống lại các bảo tử vi khuẩn.

e. Làm dung môi :

  • Có thể hòa tan trong nước và các dung môi khác. Ethanol có trong sơn, cồn thuốc, các sản phẩm chăm sóc cá nhan như nước hoa và chất khử mùi…

e.Dược :

  • Về mặt y dược, ethanol là thuốc ngủ, mặc dù nó ít độc hại hơn so với các rượu khác. Cái chết thường xảy ra nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá khoảng 5%. Có thể giảm thị lực, bất tỉnh sẽ xảy ra ở nồng độ thấp hơn.

Các loại dung môi
Phụ gia
Chất tẩy rửa

Methyl IsoButyl Ketone (MIBK)

Methyl IsoButyl Ketone (MIBK)                                  Methyl IsoButyl Ketone (MIBK)

 Methyl IsoButyl Ketone (MIBK)

Sản phẩm: Methyl IsoButyl Ketone (MIBK)
Xuất xứ Mỹ - Sing - Nhật
Quy cách 165 kgs/phuy

1. Mô tả sản phẩm Methyl IsoButyl Ketone (MIBK):

  • Tiêu chuẩn an toàn M.IB.K là chất lỏng trong suốt, không màu, bền, có độ bay hơi vừa phải, nhiệt độ sôi tương đối cao và có mùi đặc trưng.M.I.B.K trộn lẫn với hầu hết các dung môi hữu cơ và chỉ tan ít trong nước.
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật Theo SPEC của nhà sản xuất.
  • Tính năng CTPT (CH3)¬2CHCH2COCH¬3Tên khác : MIBK, Iso Propyl Acetone.
  • Phân loại phụ Dung môi ngành Sơn và Mực in ...

2.Tính chất

  • Chất lỏng không màu, mùi đặc trưng của ketone.
  • Khối lượng phân tử: 100.16 g/mol
  • Tỉ trọng: 0.802 g/ml
  • Nhiệt độ đông đặc: -84.7 oC
  • Điểm sôi: 117 đến 118oC (243 đến 244 OF; 390 đến 391K)
  • Độ hòa tan trong nước: 1.91 g/100ml (20oC)
  • Áp suất hơi: 16 mmHg (20OC)
  • Chỉ số khúc xạ: 1.3958
  • Điểm sáng: 14oC; 57OF; 287K
  • Độ nhớt: 0.58 Cp ở 20oC

3.Cách điều chế Methyl IsoButyl Ketone

Methyl IsoButyl Ketone được sản xuất vài triệu kilogam hàng năm. Chất này được sản xuất thông qua quá trình 3 bước:

  • Đầu tiên, Axeton trải qua phản ứng aldol để tạo ra rượu diacetone, chất này dễ dàng khử nước để tạo ra mesityl oxit. Mesityl oxit sau đó có thể được hydro hóa để tạo MIBK:
  • Về mặt công nghiệp, ba bước này được kết hợp với nhau. Aceton được xử lý bằng nhựa trao đổi cation có pha tạp chất paladi có tính axit mạnh dưới áp suất trung bình của hydro.

4. Ứng dụng của Methyl isobutyl ketone, MIBK

  • Sơn bề mặt: Methyl Isobutyl Ketone (MIBK) là một dung môi hòa tan tốt vinyl copolymer, epoxy, nitrocellulose, acrylic, nhựa tổng hợp và nhựa tự nhiên. Nó cũng là thành phần của hệ dung môi cho nhiều loại sơn và men, đặc biệt dùng trong các sản phẩm có hàm lượng chất rắn cao và cần độ nhớt thấp.
  • Keo dán: Methyl Isobutyl Ketone (MIBK) được sử dụng rộng rãi trong sản xuất keo dán và xi măng, đặc biệt dùng trong những sản phẩm có chất trùng hợp vinyl, nitrocellulose, và nhựa acrylic. Do đó có tốc độ bay hơi vừa phải nên có rất ích cho keo dán.
  • Dung môi ly trích: Trong công nghiệp dược, Methyl Isobutyl Ketone (MIBK) được dùng làm dung môi để ly trích kháng sinh, dầu tự nhiên, chất béo và sáp tự nhiên, và dùng trong trường hợp yêu cầu dung môi ít hòa tan trong nước.
  • Các ứng dụng khác:

-  Dùng MIBK trong sản xuất thuốc trừ sâu, chất tẩy dầu mỡ, mực in

      -  Methyl Isobutyl Ketone được sử dụng để chiết xuất vàng, bạc và các kim loại quý khác từ các dung dịch cyanide.

- MIBK là một chất được sử dụng để chống lại tác động của khí ozone trong bánh xe cao su.

5. Lưu ý khi sử dụng Methyl IsoButyl Ketone (MIBK):

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng dung môi Methyl IsoButyl Ketone, bạn cần lưu ý vào bảo đảm những quy tắc an toàn như sau:

  • Bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp và để xa những nguồn phát sinh ra nhiệt, tia lửa.
  • Chứa đựng trong vật dụng chuyên dụng, đậy nắp kín khi không sử dụng.
  • Thường xuyên làm vệ sinh khu vực chứa để tránh hiện tượng hóa chất rò rỉ và hạn chế khả năng phát hỏa, gây ảnh hưởng với người lao động.
  • Khi sử dụng cần phải trang bị các thiết bị lao động để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, đặc biệt là những cơ quan nhạy cảm.
  • Có hệ thống chống cháy nổ tại nơi bảo quản.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

Các loại dung môi

Phụ gia ngành sơn